Sau đây là 5 dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ mà các phụ huynh không được xem nhẹ. Nếu phát hiện bé bị một trong số bệnh dị ứng này bạn cần đưa trẻ đi tầm soát xét nghiệm dị ứng, để có phương pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch (kháng thể) khi có một chất lạ (chất gây dị ứng) không thường gây hại cho cơ thể.
Có 2 dạng dị ứng: Dị ứng cấp tính (kéo dài ngắn khoảng 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và Dị ứng mãn tính (kéo dài lâu hơn khoảng 6 tuần).
Các tác nhân phổ biến bao gồm:
Có thể bị bệnh dị ứng hơn đối với các trường hợp như:
Bệnh dị ứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (chàm da, chàm thể tạng) được xem là một dạng viêm da dị ứng. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành.
Có 2 cấp độ: viêm da cơ địa cấp tính và viêm da cơ địa mãn tính.
Bệnh lý này thường không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ.
Bệnh dị ứng hen suyễn
Hen suyễn là dạng bệnh hô hấp mãn tính thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, tỷ lệ cao gấp đôi người lớn (10% so với 5%).
Dễ dàng chẩn đoán bệnh hen suyển khi trẻ có dấu hiệu đang lên cơn như: ho, cảm giác nặng ngực, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…).
Cần theo dõi và đưa bé đến phòng khám gần nhất để theo dõi và kiểm tra nếu trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần nhất là ho về đêm, thở khò khè, khó thở, hoặc nặng hơn khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay ăn “trúng” một thức ăn nào đó.
Nổi mề đay
Một số dấu hiệu khá rõ khi trẻ con bị dị ứng nổi mề đay như: Các nốt sần đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy và gây khó chịu. Nếu xuất hiện những triệu chứng sau thì nhất định không được lơ là như: khó thở, sốt, chóng mặt; đỏ da, rát, phù mạch chủ yếu ở miệng, tay, chân, mí mắt,…
Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nổi mề đay có thể là do nhiễm khuẩn, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc đường hô hấp, dị ứng với thức ăn như hải sản; dị ứng thuốc; tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, các chất hóa học, côn trùng cắn, thay đổi thời tiết,…
Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng
Đây cũng là bệnh dị ứng rất thường hay gặp ở trẻ thường xuất hiện tái diễn theo mùa trong năm hoặc quanh năm. Tuy không mấy nặng nề nhưng thường dai dẳng, gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi gây khó chịu, thở bằng miệng và khiến trẻ ngủ không yên giấc. Trong khi đó, trẻ bị viêm kết mạc dị ứng sẽ có triệu chứng ngứa mắt, hay dụi mắt và chảy nước mắt.
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có thể khởi phát sớm ở trẻ nhỏ còn bú mẹ (dị ứng sữa) hoặc khởi phát muộn ở trẻ em khi ăn bất kì thực phẩm nào, thông thường là những thực phẩm như: các loại hạt, đậu phộng, đậu nành, cá, tôm, trứng, sữa, lúa mì,… Triệu chứng xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm gây dị ứng, bao gồm: ngứa rát, phù nề lưỡi hoặc miệng, ban đỏ xuất hiện kèm ngứa; buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp bị nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp, khó thở, hoặc mất ý thức, đe dọa tính mạng.
Vì vậy các bậc cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn thay đổi chế độ ăn hợp lý cho con trẻ.