Bạn sẽ gặp phải nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu để cơ thể quá gầy, đặc biệt là các mẹ có ý định mang thai và các mẹ bầu. Không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn ảnh hưởng tới cả thai nhi trong bụng cũng như quá trình khôn lớn của các bé sau này.
Trọng lượng cơ thể thấp hơn mức bình thường có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt và rụng trứng không đều, điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh và mang thai.
Khi một phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới mức 18,5, cơ thể thường thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường và hoạt động sinh sản. Cụ thể, quá gầy có thể làm giảm sản xuất hormone estrogen, làm suy yếu sự phát triển của tế bào trứng, hoặc gây rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, quá gầy cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh. Hormone estrogen có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị tử cung cho việc thụ tinh và duy trì thai nghén ban đầu. Khi cơ thể thiếu estrogen, có thể xảy ra vấn đề về việc thụ tinh và gắn kết của phôi.
Thiếu chất dinh dưỡng và năng lượng khi quá gầy có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, làm cho mẹ cảm thấy mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng mẹ duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và đủ năng lượng. Đồng thời, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ sự phát triển và nuôi dưỡng thai nhi, nguy cơ dẫn đến sảy thai.
Không những thế, phụ nữ quá gầy có nguy cơ cao hơn sinh non, tức là sinh trước 37 tuần thai kỳ. Sinh non có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và phát triển cho thai nhi như hệ thần kinh, tim mạch và hệ tiêu hóa của thai nhi.
Nếu trẻ không mắc vấn đề sinh non thì dù trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai an toàn vẫn sẽ dễ sinh ra trẻ với cân nặng rất nhỏ, thai nhi thiếu chất, thậm chí suy dinh dưỡng, phát triển không toàn diện.
Phụ nữ quá gầy thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, cơ xương và hệ thống miễn dịch của thai nhi.
Quá gầy trong thai kỳ còn có thể gây ra suy dinh dưỡng ở thai nhi. Việc thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, cân nặng thấp và phát triển không đủ của thai nhi.
Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mất mát khối lượng xương trong thời gian cho con bú. Đây được gọi là loãng xương sau sinh (postpartum osteoporosis). Vì thế, phụ nữ gầy sẽ có nguy cơ bị loãng xương khi mang thai hoặc sau sinh lớn hơn rất nhiều.
Thiếu chất dinh dưỡng và năng lượng có thể gây ra thiếu canxi và các chất cần thiết khác cho sự phát triển và duy trì xương khỏe mạnh. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương sau khi mang thai.
Việc thiếu chất dinh dưỡng trong thai kỳ còn gây ra tình trạng hậu sản mòn, khi cơ thể không còn đủ dự trữ chất dinh dưỡng để phục hồi sau sinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chăm sóc của mẹ sau khi sinh.
Cân nặng và chỉ số BMI (Body Mass Index) của phụ nữ có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, thai nghén, phát triển thai nhi và sức khỏe tổng thể của cả mẹ và em bé. Đừng để cơ thể quá béo hay quá gầy, hãy duy trì chỉ số BMI trong khoảng 19 – 28 để cơ hội mang thai của bạn cao (trên 50%) và trải qua thai kỳ suôn sẻ, trẻ sinh ra khỏe mạnh hơn.
Và nếu bạn gầy do cơ địa hoặc bệnh lý, việc cải thiện tình trạng của bạn thông qua ăn uống một mình có thể gặp khó khăn. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên tìm sự hỗ trợ từ một bác sĩ chuyên môn, chẳng hạn như bác sĩ nội tiết học, dinh dưỡng học, hoặc bác sĩ chuyên khoa liên quan đến vấn đề gầy yếu của bạn.