Stress là gì? Tại sao stress luôn hiện hữu hằng ngày trong cuộc sống mà chúng ta khó tránh được.
TRESS là gì?
Stress là mối kích động đánh mạnh vào con người và là phản ứng sinh lý, tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là một tác nhân vật ý, hóa chất, vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội. Nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng để phản ứng. Phản ứng đặc thù (specific reaction) riêng cho từng loại kích động. Phản ứng chung tương tự với mọi kích động gọi là Hội chứng thích ứng chung (general adaptation syndrome).
Hiểu đơn giản Stress không phải là một cảm giác hoặc cảm xúc mà là một tiến trình mà bằng cách đó con người phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý mà được nhận thức là sự đe dọa hoặc thách thức.
Có nhiều cách phân loại Stress nhưng hai hệ thống phân loại đơn giản sau đây giúp chúng ta biết được stress khỏi nguồn từ đâu để quản lý stress hiệu quả.
Theo Harry Seeley phân biệt giữa hai loại stress
Eustress là khía cạnh dương tính, sáng tạo và phát huy của stress => Stress tích cực giúp tăng khả năng chú ý, cảnh giác; động viên ký ức, năng lực phán đoán, ý chí và tính chiến đấu; cải thiện quyết định; tạo thuận lợi lập thành tích trong hoạt động thể chất.
Distress là khía cạnh âm tính và gây bệnh của stress => Stress tiêu cực là biểu hiện của các rối loạn do hậu quả của các sự kiện gây stress trong đời sống có thể có nhiều dạng, phạm vi từ lo âu nhẹ đến loạn thần phản ứng.
Stress do xã hội tạo ra mà ta phản ứng lại yếu tố kích thích stress
Stress gia đình: Gia đình và stress tâm lý. Những triệu chứng xuất hiện ở cá nhân được xem như là hệ quả của một sự rối nhiễu hệ thống gia đình và trị liệu trước kia chỉ xoay quanh từng cá nhân nay trở thành trị liệu toàn bộ gia đình.
Stress nghề nghiệp: những đáp ứng không có lợi của cá nhân khi những đòi hỏi của công việc không tương xứng với khả năng và
nhu cầu của họ. Nguyên nhân gây ra stress nghề nghiệp là:
+ Điều kiện và môi trường
+ Bị chèn ép, oan ức, thất bại
+ Gặp nhiều mâu thuẫn, xung đột, bất an
+ Quá bận rộn, lo toan công việc
Phản ứng và Hậu quả của stress đến hoạt động thể lý và tâm lý
Những biểu hiện tâm lý
Hay cáu giận.
Lo lắng, chán nản, buồn rầu.
Nhạy cảm với những tin đồn và các chi tiết liên quan đến stress.
Sinh dục: giảm ham muốn tình dục (Libido), thống kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Nội tiết: tăng tiết Adrenalin, serotonin, toát mồ hôi, ra mồ hôi tay.
Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ.
Nếu nặng có thể dẫn đến loạn thần làm những hành động gây hại đến bản thân. Nhưng trong trường hợp BURN OUT.
Phương pháp quản lý Stress
Chiến lược đối phó (COPING)
Dựa vào vấn đề đang xảy ra mà bản thân cần phải có những suy nghĩ, dự đoán, thăm dò, lên kế hoạch và hành động.
Dựa vào cảm xúc: giảm bớt căng thẳng bằng cách chế ngự; loại bỏ tính bi quan, tích cực hóa, hợp lý hóa, lý tưởng hóa.
Thiết lập khoảng cách: tránh xa những căng thẳng bằng cách tránh né, hài hước, trốn chạy.
Chiến lượt trong cuộc sống hằng ngày
Trong công việc: Thảo luận nhóm rõ ràng về các vấn đề căng thẳng và stress, đàm thoại định kỳ để trình bày, giải bày sự việc cho người khác biết. Diễn đạt những căng thẳng bằng lời và biểu lộ cảm xúc. Tham gia buổi huấn luyện về stress, giúp có câu trả lời về các vấn đề được đặt ra.
Về mặt cá nhân: Tham vấn bác sĩ điều trị, tâm lý gia. Dùng thuốc chữa trị chống trầm cảm và/ hoặc thuốc an thần. Kèm theo điều trị tâm lý. Nhà tâm lý sẽ xác định yếu tố stress nào của nghề nghiệp và làm việc trên những phản ứng của bạn. Bạn sẽ phát hiện điều gì xảy ra trong khả năng đối mặt với stress.
Thư giãn
Chọn một nơi yên tịnh và đảnh bảo là hoàng toàn thoải mái.
Mặc quần áo thoải mái và rộng để sự tuần hoàn dễ dàng.
Nhắm mắt tưởng tượng ra một cảnh êm dịu mà bạn cảm thấy dễ chịu.
Tập trung vào hơi thở trong 5 đến 10 phút.
Thở chậm và sâu, giữ nhịp chậm.
Mỗi lần thở ra hãy cảm cảm thấy cơ thể bạn giãn ra và cơ bắp của bạn thả lỏng.
Từ từ mở mắt ra.
“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.”