Kỹ thuật ép kim và in nhũ được xem là 2 kỹ thuật lâu hiệu quả, lâu đời và được rất nhiều người tin dùng bởi sản phẩm in ấn từ kỹ thuật ép kim và in nhũ có tính thẩm mỹ cao, sang trọng, cao cấp và thu hút ánh nhìn của khách hàng hơn.
Vậy kỹ thuật ép kim và in nhũ là gì? Ưu điểm của của nó như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ép kim là quy trình dùng nhiệt lớn và lực ép để ép một phần kim loại mỏng (lớp nhủ mỏng) được định hình theo khuôn có sẵn lên vật liệu cần gia công như giấy hoặc da.
Để ép kim thì cần có khuôn ép, khuôn có thể được làm từ kẽm hoặc đồng.
Một số màu thông dụng được sử dụng trong ép kim như vàng, bạc, tím, trắng, camay, màu xanh,….
Các chi tiết được ép kim khi ở dưới ánh nắng sẽ tạo ra hiệu ứng lấp lánh, phản quang ánh sáng, vô cùng ấn tượng và bắt mắt.
Có thể ép kim trên tất cả các chất liệu khác nhau, tuy nhiên yêu cầu loại giấy phải dày từ 250gms để khi ép không bị rách, hoặc in sang mặt còn lại.
Một số chất liệu thường được sử dụng như Giấy couche; Giấy Ivory; Giấy mỹ thuật và các loại giấy khác bồi lên bề mặt hộp, túi
Ưu điểm
Nhược điểm
Các ấn phẩm có thể dùng kỹ thuật ép kim như: Phong bì thư, kẹp file, name card, túi giấy, in hộp giấy, catalogue,…
In nhũ là một màu mực tách biệt được in trực tiếp mà không cần dùng khuôn hay thao tác thủ công. Kỹ thuật in nhũ ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu in nhanh lấy gấp.
Chất liệu dùng để in nhũ đòi hỏi phải có số lượng nhiều, giá rẻ, không đòi hỏi sự sang trọng mà chỉ làm nổi bật sản phẩm. Có thể kể đến như giấy mỹ thuật gân sâu, nhựa PVC, giấy nhựa, decal,…
In nhũ hiện tại đang rất phổ biến trong in ấn và được nhiều người yêu thích. Với ưu điểm in trực tiếp, nhanh chóng, không mất thời gian gia công khuôn ép.
Một số ấn phẩm thường sử dụng in nhũ như: thiệp mời, thiệp cưới, name card, menu, decal, sticker, bằng khen,,…
Kỹ thuật in nhũ và ép kim là 2 kỹ thuật lâu đời mang đến nhiều hiệu quả, được nhiều người yêu thích và tin dùng.
Hai kỹ thuật này thường được thực hiện trên chất liệu giấy, da… ứng dụng trong làm folder, danh thiếp, bì thư, lịch, thiệp cưới, thiệp mời, làm bìa da simili,…
Về chi phí: Hai kỹ thuật này đều ngang tầm giá nhau.
Tốc độ: In nhũ ra thành phẩm nhanh hơn ép kim
Chất lượng: Ép kim sẽ tạo ra thành phẩm có độ lún nhất định và chuyên nghiệp hơn.